Loading

Tổng quan về cá hổ Me kong

  20/01/2018


 

1. Những thông tin cơ bản về cá hổ Me kong

Tên gọi: Cá hổ Me kong có tên khác là cá hổ Campuchia do xuất hiện chủ yếu ở lưu vực sông Mekong hướng từ Campuchia chảy về Việt Nam. Hiện nay cũng có rất những tranh cãi về cá hổ Capuchia và cá hổ Việt Nam vì nhiều người cho rằng chúng là 1 loại. Tuy nhiên, 2 giống cá trên vẫn được tách làm 2 dòng khác nhau để tiện cho việc nghiên cứu.

Nguồn gốc : Là một chi trong dòng cá hổ (Tiger fish)

Xuất xứ: chủ yếu ở vùng sông Mê kong, đoạn chảy qua Campuchia và Việt Nam.

Màu sắc: Thân trắng sọc đen là chủ yếu

Đặc điểm nổi bật như: có 3 sọc lớn trên thân và khoảng cách giữa chúng đều nhau, góc đuôi có 2 sọc nhỏ bằng nhau, các sọc trên thân này đều có màu đen đậm nổi bật.

Sở dĩ cá hổ Me kong “được lòng” rất nhiều người chơi cá cảnh là do dưới gốc đuôi của chúng có 2 sọc đậm, sọc thứ nhất nối liền từ vây lưng đến gốc đuôi đánh lên hình chữ V chính là biểu tượng cho sự may mắn,thuận lợi. Có thể nói đây là loài cá cảnh này, cá hổ hiếm hoi được đánh giá cao cả về mặt phong thủy tâm linh.

Tổng quan về cá hổ Me kong- Cá cảnh Phúc Long 2

Cá hổ Me kong có màu vằn đen giống như loài hổ

2. Kỹ thuật cơ bản nuôi cá hổ Me kong

– Số lượng nuôi: 1 con hoặc 1 đàn khoảng 5 vì cá hổ Me kong là loài xác định lãnh thổ và khá hung dữ so với đồng loại.

– Thiết kế bể cá cảnh: Một con cá hổ Me kong trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 30cm, thậm chí có thể hơn nên kích thước hồ cho 1 con tối thiểu là 120 x 38 x 38 cm. Nếu nuôi một nhóm cá trưởng thành, hồ càng lớn càng tốt và phải có kích thước tối thiểu là 180 x 60 x 60 cm. Dưới nền đáy bạn nên trải 1 lớp cát mỏng hay sỏi để dễ làm vệ sinh.

– Yêu cầu nhiệt độ: từ 24-28 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng nhất để không làm cho mầm bệnh phát triển, tiêu trừ vi khuẩn và làm cho cá thèm ăn hơn.

– Yêu cầu độ pH: từ 6.5 đến 7.5. Độ pH là yếu tố rất quan trọng đối với cá, do vậy trước khi thay nước bạn nên chú ý đến độ pH phù hợp nhất.

– Thức ăn: Trùn đất, cá nhỏ, sò, tép…

– Thay nước: Bạn nên thay nước thường xuyên để duy trì chất lượng nước vì nếu nồng độ nitrate và các chất thải khác cao sẽ làm cá kén ăn và suy giảm chất lượng nước.

– Các loại cá nuôi chung: Vì cá hổ Me kong cũng là loài khá dữ nên bạn nên nuôi chúng với các loài cá hiền và có kích thước lớn để không thể ăn được như cá khủng long (bichir), cá thát lát, cá rồng, cá mập bạc (cá học trò), cá he đỏ và cá nheo kích thước trung bình.

– Các bệnh thường gặp phải: Cá hổ không nhạy cảm với một loại bệnh đặc biệt nào và là loài cá giỏi chịu đựng.

– Sinh sản: chủ yếu là ngoài tự nhiên và chưa ghi nhận trường hợp nào lai tạo thành công trong hồ cá cảnh.

Tổng quan về cá hổ Me kong- Cá cảnh Phúc Long 4

Cá hổ Me kong cần được thường xuyên vệ sinh bể 

3. Lưu ý khi nuôi cá hổ Me kong

– Với cá trưởng thành có thể nuôi trong hồ trống nhưng cá non cần nơi để trú ẩn. Do vậy, bạn nên chọn đá trơn nhẵn, những gốc cây lớn để trang trí hay cây thủy sinh mọc cao như rong mái chèo Vallisneria, cỏ lá nhọn Amazon sword hoặc có thể thay thế bằng rong nhân tạo.

– Trong vài ngày đầu, chúng thường ăn rất ít nên trùn đỏ hay trùn đất là thức ăn thích hợp nhất để kích thích chúng. Một cách khác là bạn có thể đặt một mẩu cá vụn hay sò ở đầu xả của bộ lọc và để dòng nước cuốn đến chỗ cá làm cho chúng cảm thấy hứng thú với việc ăn hơn.

– Vì cá hổ Cá hổ Me kong rất nhạy cảm với ammonia và nitrite vì vậy bạn đừng thả cá vào hồ mới khi chưa qua quá trình khởi động và làm sạch các chất trên.

Tin liên quan